Bài viết mới

Đang tải...

Quản lý website Joomla

Người đăng: Phương Trúc | 8:33 CH | | 2 nhận xét »



Sau bài viết hướng dẫn cách cài đặt Joomla 1.5.9, nếu bạn còn bỡ ngỡ trong việc quản lý, bài viết sau sẽ hướng dẫn cách cài đặt các thành phần mở rộng cho Joomla cũng như cách trình bày bài viết cho website chuyên nghiệp hơn…

1. Tạo thanh menu

Để website của bạn trình bày rõ ràng, mọi người có cái nhìn tổng quát về các chuyên mục có trong website, bạn cần phải có một menu. Và trong menu bao gồm các mục nhỏ, đó gọi là các category. Một Section thì bao gồm nhiều category, nếu có nhiều category cùng chủ đề thì bạn nên đặt tất cả các category đó vào một section.



Để tạo category và section, vào Content > Section Manager Content > Category Manager, sau đó nhấn vào nút New để tạo mới một section và category.



Title: tựa section/category.
Alias: từ khoá của title, bạn nhớ gõ không dấu (ví dụ phan-mem).
Published: xuất bản hoặc không.
Order: vị trí trong danh sách các section/category. Nếu bạn tạo một category mới và muốn category này nằm trong 1 section nào đó, bạn hãy chọn tên Section đó trong mục này.
Access Level: quyền truy cập vào section/category. Nếu chỉ muốn thành viên mới được xem, bạn hãy chọn mục Registered.
Image và Image position: hình ảnh tượng trưng cho section/category và vị trí hiển thị của hình ảnh.

Sau khi tạo xong, các section/category sẽ không được hiển thị trên trang web ngay mà bạn cần phải tạo thanh menu chứa các section/category đó.

Một website có thể có nhiều menu, để tạo một menu mới, vào Menus > Menu Manager > New.

Sau khi đã tạo xong các menu, bạn cần tạo liên kết đến các section/category cũng như article (bài viết), chọn Menus > tên menu bạn vừa tạo > New.
Một mục trong menu có thể dẫn đến một section, một category, một article, hoặc một feed (lấy nguồn tin từ web khác)… Sau khi chọn New, sẽ có danh sách các loại liên kết. Để chèn liên kết đến các bài viết, section, category, bạn chọn mục Articles.

Trong Articles, có nhiều loại nhưng bạn nên chú ý đến các loại liên kết sau :
Archive Article List: danh sách các bài viết theo ngày tháng.
Article Layout: liên kết đến một bài viết.
Category Blog Layout: liên kết đến một category.
Section Blog Layout: liên kết đến một section.



Giả sử nếu bạn chọn Category Blog Layout, thì trong phần Parameters (Basic), mục Category bạn chọn đến category mà bạn liên kết đến.



Ngoài ra, để trang web hiển thị đẹp hơn, bạn cũng cần chú ý đến 4 mục Leading, Intro, Columns, Links. Vậy Leading, Intro, Columns, Links là gì?

- Leading: là bài viết trải dài hết chiều ngang của trang web, vị trí trên cùng.
- Intro: là những bài viết hiển thị bên dưới, nếu mục Columns (số cột) bạn chọn là 2 thì các bài viết Intro cũng được bố trí 2 cột.
- Links: là những liên kết đến các bài viết khác, nếu chọn là 4 thì sẽ có 4 liên kết bài viết nằm bên dưới.

Hình sau sẽ giúp các bạn hình dung rõ hơn về 4 mục trên.



Bạn có thể cấu hình thêm trong các mục Parameters (Advanced), Parameters (Component) và Parameters (System). Các mục khác như liên kết đến Section, Article, bạn làm tương tự.

2. Cài đặt Module, Component, Template, Language, Plugin

Có thể hiểu module, component là những thành phần mở rộng cho website, giúp website của bạn phong phú hơn (ví dụ như module xổ số, module hỗ trợ trực tuyến,…).

Để cài đặt một module, component, template, vào Extensions > Install/Uninstall, nhấn Browse… tìm đến module, component, template cần cài đặt (thường có dạng ZIP), cuối cùng nhấn Upload File & Install để cài đặt, quá trình cài đặt sẽ tự động diễn ra cho đến khi có thông báo cài đặt thành công.

Để quản lý các module, component, template, language, plugin, vào phần Extensions.
Để thêm một module, vào Extensions > Module Manager > New, có nhiều module tồn tại nhưng chưa được hiển thị trên trang chủ, thích module nào thì bạn chọn module đó rồi nhấn Next để cấu hình lại cho module, như Title (tựa), Position (vị trí hiển thị trên trang web). Nếu bạn chưa rõ về vị trí các thành phần trên giao diện (như user1, user2, breadcrumb,…), bạn truy cập vào http://domainweb/ ?tp=1 (ví dụ http://localhost/joomla/?tp=1) để xem từng vị trí hiển thị trên trang web.

Sau khi tạo xong, nhấn SavePreview để xem thử module hiển thị chính xác chưa.

Lưu ý: Một số module, component tương thích với Joomla 1.0.x nên khi cài đặt cho Joomla 1.5.x thì sẽ bị lỗi không tương thích. Tuy nhiên, cũng có một số module, component hoạt động được trên Joomla 1.5.x nếu bạn chỉnh lại trong Plugin Manager. Các module, component không dành cho Joomla 1.5.x khi cài đặt sẽ có thông báo Your Extension appears to be written for an older version of Joomla!. You must enable the System - Legacy Plugin in the Plugin Manager if you wish to complete this task.

Để khắc phục, bạn vào Extensions > Plugin Manager, tìm chọn mục System – Legacy > Enable. Sau đó, bạn hãy cài đặt lại module trên.

Các component và template cài đặt cũng giống như module.
Riêng các component sẽ được liệt kê trong Components, chọn các component bạn cài đặt rồi cấu hình lại.

Mặc định, Joomla chỉ có một bộ ngôn ngữ được cài đặt sẵn, để cài thêm bộ ngôn ngữ tiếng Việt, bạn tải thêm 2 file language tiếng Việt (dành cho Front-end và Back-end) tại:

http://tinyurl.com/vilang

Sau đó vào Extensions > Language Manager, lần lượt vào 2 thẻ SiteAdministrator, chọn Viet Nam làm ngôn ngữ mặc định (Default).

Lưu ý: Front-end là mặt trước của website, tức là phần giao diện dành cho người truy cập. Back-end là mặt sau, tức là phần quản lý chỉ dành cho người quản trị.

3. Tạo mục liên hệ

Một website cần thiết phải có mục Liên hệ để tạo cầu nối giữa khách viếng thăm và người quản trị. Để tạo form liên hệ, bạn làm theo cách sau:

Vào Components > Contacts > Categories > New để tạo category mới (phải tạo category thì bạn mới có thể tạo một contact). Sau khi đã xong category, vào Components > Contacts > Contacts > New, mục Category chọn category vừa tạo, nhập thông tin liên hệ của bạn vào các mục trong Information.

Tiếp theo bạn cần tạo ra menu một mục nữa (ví dụ Liên hệ), cách làm tương tự như với Section/Category ở phần Tạo thanh menu. Tuy nhiên, thay vì chọn Articles, bạn chọn Contacts.



Có 2 cách hiển thị mục Contacts: Contact Category Layout (hiển thị theo dạng danh sách tên từng người quản lý, muốn liên hệ người nào nhấn chọn người đó) và Standard Contact Layout (nếu chỉ có 1 người quản lý website thì bạn nên chọn mục này)
.
Những thông tin khách truy cập gửi qua form Liên hệ sẽ được gửi vào email của bạn. Ngoài ra, nếu là các website cần hỗ trợ trực tuyến cho khách truy cập, bạn có thể tạo thêm mục Hỗ trợ trực tuyến qua Yahoo! Messenger hoặc Skype. Bạn có thể cài đặt thêm module Onboom Chat Support, tải tại:
http://tinyurl.com/modonboom

Để cài đặt thành công module này cần enable System – Legacy trong Plugin Manager như đã đề cập ở phần trên. Sau khi cài đặt thành công, vào Module Manager thiết lập lại tài khoản Y!M và Skype của bạn.

4. Các Module, Component nổi bật

Khi cần tìm các module, component, bạn có thể vào trang web sau đây:
http://extensions.joomla.org

Xin giới thiệu một vài module, component tiêu biểu:

- DocMan: quản lý tài liệu và các file download, rất thích hợp làm các trang web chia sẻ tài liệu, danh sách các tài liệu mà bạn chia sẻ sẽ được liệt kê theo danh sách rất trực quan, tải tại:
http://tinyurl.com/com-docman

- JoomlaComment: tạo phần comment bên dưới mỗi bài viết, hoàn toàn miễn phí nhưng có nhiều chức năng, giao diện đẹp nên đây là component mà bạn nên sử dụng cho website của mình:
http://tinyurl.com/com-joomlacomment

- QContacts: tạo mục Liên hệ chuyên nghiệp hơn với nhiều chức năng như nhập mã xác nhận, gửi tin qua Y!M, Skype:
http://tinyurl.com/com-contact

- PollXT: tạo mục Poll (bình chọn) với nhiều tuỳ chọn hơn so với Polls mặc định của Joomla:
http://tinyurl.com/pollxt

- JoomlaPack: component giúp sao lưu, phục hồi website Joomla, bạn có thể chọn backup database hoặc toàn bộ site và nơi lưu file backup,… :
http://tinyurl.com/joomlapack


Trần Lại Phương Trúc - LBVMVT 280

Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ qua:

Cám ơn bạn đã đọc, nếu bạn thấy hay hãy nhấn Favorites (Internet Explorer) hay Bookmarks (Firefox) để lưu trữ đường dẫn đến bài viết. Ngoài ra bạn cũng có thể đăng ký nhận bài viết mới bằng cách thêm địa chỉ email vào khung bên phải. Chúc bạn tìm được những bài viết hữu ích từ blog này.

2 nhận xét

  1. Nặc danh // 25/7/09 9:37 SA  

    Bạn ơi bạn có thể chỉ mình xem component dùng như thế nào k ? như module thì mình biết cứ để nó vào chỗ nào mình muốn nhưng component như cái librarybook mình down về cài vô nó nằm trong mục component thôi nên k biết phải dùng sao , bạn có kinh nghiện chỉ giúp nhé

  2. ____4L____ // 16/8/09 5:19 CH  

    Hi. Bạn gì ơi ^^! Mình có thể hỏi một số kiến thức về joomla được không vậy? Rất mong bạn giúp đỡ :) Mình đã pm cho bạn vào yahoo rùi nhé :)

Đăng nhận xét

Nếu có thắc mắc, hoặc nhận xét, ý kiến, bạn hãy ghi lại vào khung dưới đây.

Grab this Widget ~ Blogger Accessories